Mọc răng khôn là hiện tượng bình thường, trong độ tuổi trưởng thành từ 17 đến 25 thì răng khôn sẽ bắt đầu mọc. Tuy nhiên, quá trình mọc răng sẽ làm cho chúng ta đau nhức khó chịu và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Mọc răng khôn là gì? Bị mọc răng khôn phải làm sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết sau đây.
Bị mọc răng khôn chăm sóc như thế nào không biến chứng?
Mọc răng khôn phải làm sao để tránh các biến chứng xấu xảy ra? Một số biện pháp chăm sóc răng miệng khi răng khôn mọc đau cũng là cách giúp răng khôn mọc an toàn:
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng, rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn phải thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm, đặc biệt là sau khi ăn. Dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 – 20 phút, làm 2 lần/ngày.
+ Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn nơi kẽ răng
Thay vì dùng tăm để gạt bỏ những thức ăn còn giắt lại ở kẽ răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn, giúp loại bỏ sạch những mảng bám còn lại trên răng. Mọc răng khôn phải làm sao được bác sĩ khuyên nên chườm đá để giảm đau tạm thời. Quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ giá bao nhiêu
Răng khôn mọc muộn có bị gì không?
Những chiếc răng khôn thông thường sẽ xuất hiện và ít nhiều làm khổ khổ chủ ở độ tuổi 18 đến 25. Khác với 28 chiếc răng còn lại (một số người có thể có nhiều hơn 28) đã mọc và gần như hoàn thiện vững chắc ở độ tuổi 18, răng khôn khi 18 mới bắt đầu quá trình mọc nhú và dần lộ dần trên cung hàm. Thực tế sau 18 tuổi mà chưa mọc răng khôn thì nguy cơ bị mọc lệch rất cao. Khi răng mọc càng muộn thì hiện tượng đau đớn, sưng tấy khi mọc càng cao. Nhìn chung, răng khôn mọc càng muộn càng gây khổ cho khổ chủ.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp răng khôn mọc rất muộn. Chính vì thế, để yên tâm hơn và phòng tránh những biến chứng, việc đến các cơ sở nha khoa tiến hành chụp phim để theo dõi và xác định là cần thiết.
Trải qua quá trình tiến hóa, diện tích hàm của con người cũng dần được thu gọn lại. Vì vậy, khi răng số 8 xuất hiện chúng sẽ không có đủ không gian để phát triển bình thường, phải chen lấn để trồi khỏi cung hàm. Việc răng số 8 mọc nghiêng, lệch sẽ tác động trực tiếp tới ổ xương của răng số 7 bên cạnh, gây tổn thương cấu trúc răng liền kề, dẫn đến viêm lợi trùm, viêm nha chu. Nếu không được làm vệ sinh sạch sẽ còn có thể gây lở loét môi má và nhiễm trùng ổ răng.